Lớp LTC3
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


CHÀO MỪNG BẠN GHÉ THĂM DIỄN ĐÀN LỚP LTC3
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đề cương ôn thi môn chính trị

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 16
Join date : 19/09/2011
Age : 39

Đề cương ôn thi môn chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Đề cương ôn thi môn chính trị   Đề cương ôn thi môn chính trị EmptyTue Oct 25, 2011 6:41 pm

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI CHÍNH TRỊ

I. TRIẾT:

1. Định nghĩa vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: bản chất của thế giới là vật chất, TG thống nhất với nhau ở tính vật chất.
Định nghĩa vật chất theo Lê – Nin:
- VC là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác được cảm giác của ta đáp lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
+ VC là 1 phạm trù triết học nhưng nó không tồn tại cảm tính, không đồng nhất các dạng tồn tại cụ thể mà ta gọi là vật thể. VC nói chung là vô hạn, vô tận không sinh ra, không mất đi. Còn các vật thể mà KH cụ thể nghiên cứu điều có giới hạn, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác. Vì vậy không thể qui VC nói chung về vật thể, không thể đồng nhất VC nói chung với những dạng cụ thể của vật thể.
+ Thuộc tính chung của vật chất là thực tại khách quan ở ngoài và độp lập với ý thức của con người.
. TGVC tồn tại dưới dạng các sự vật hiện tượng rất phong phú đa dạng nhưng chúng điều có cái chung, cái thuộc tính chung đó là tồn tại khách quan, tồn tại ở bến ngoài: đối lập với ý thức của con người.
. Thuộc tính tồn tại khách quan là sơ sở là tiêu chuẩn để phân biệt được cái gì là vật chất, cái gì là không vật chất.
. Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của ta chép lại, chụp lại và phản ánh. VC không phải tồn tại trừu tượng mà tồn tại trong hiện thực cụ thể c.tính. Khi VC tác động lên các giác quan của con người nhờ đó mà ta cảm giác được, ta biết được ta nhận thức được. như vậy VC là nguồn gốc của cảm giác của ý thức. VC là tính thứ I, ý thức là tính thứ II.

2. Qui luật của sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
Nội dung qui luật:
- Lực lượng sản xuất (LLSX) và Quan hệ sản xuất (QHSX) là 2 mặt của 1 Phương thức sản xuất (PTSX), chúng tồn tại không tách rời nhau và tác động qua lại lẫn nhau 1 cách biện chứng tạo thành qui luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Đây là qui luật cớ bản nhất của sự vận động và phát triển XH.
- Trình độ của LLSX thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử. trình độ của LLSX được biểu hiện ở trình độ người lao động và công cụ lao động, trình độ quản lí SX, phân công LĐXH.
- Gắn với trình độ của LLSX là tính chất của LLSX trong lịch sử có tính chất cá nhân và tính chất xã hội, khi SX dựa trên CCLĐ là thủ công thì phối hợp với nó là tính chất cá nhân, nhưng khi trình độ SX là cớ khí hiện đại, phân công LĐXH phát triển thì phú hợp với nó là tính chất XH hóa.
- LLSX là cái có trước qui định QHSX và nó luôn vận động, phát triển trình độ của LLSX ntn thì QHSX như thế ấy mới gọi là sự phù hợp. Khi trình độ của LLSX đã thay đổi thì QHSX phải thay đổi theo. Chính sự vận động phát triển của LLSX quyết định làm thay đổi QHSX cho phù hợp với nó. Khi 1 PTSX mới ra đời, khi đó QHSX phù hợp với trình độ của LLSX, nhưng sự phù hợp đó có tích chất tương đối vì LLSX luôn luôn vận động phát triển còn QHSX phát triển chậm hơn. Do vậy từ chổ phù hợp trở thành không phù hợp, khi ấy QHSX trở thành xiềng xích của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển. Để tạo ĐK cho LLSX phát triển đòi hỏi phải thay thế QHSX cũ bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Sự thay thế đó cũng có nghĩa là PTSX cũ mất đi và PTSX mới ra đời.
- QHSX là mặt tương đối ổn định, bảo thủ nhưng nó cũng có tính độc lập tương đối tác động tích cực trở lại LLSX. QHSX sẽ quyết định mục đích SX đến trình độ của người LD(, đến việc ứng dụng KHCN v.v… do đó nó tác động đến việc phát triển LLSX. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì thúc đẩy LLSX phát triển và ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX. Khi QHSX kìm hãm sự phát triển của LLSX thì theo qui luật chung thì QHSX cũ sẽ được thay thế bằng QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Giải quyết mâu thuẫn này phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo XH của con người. Trong XH có giai cấp đối kháng phải thông qua đấu tranh giai cấp và CMXH.

II. KINH TẾ:

3. Nội dung yêu cầu và tác dụng của qui luật về giá trị trong nền SXHH
a) Nội dung yêu cầu:
- Qui lật giá trị (QLGT) là qui luật kinh tế cớ bản của SX và trao đổi HH. Ở đâu có SXHH thì ở đó có QLGT hoạt động 1 cách khách quan.QLGT yêu cầu SX và trao đổi HH phải dựa trên CS giá trị của nó, tức là trên CS hao phí LĐXH cần thiết cụ thể là:
+ Trong SX QLGT đòi hỏi người SX phải căn cứ vào hao phí LĐXH cần thiết, luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí LĐ cá biệt <= hao phí LĐXH cần thiết.
+ Trong trao đổi hàng hóa QLGT yêu cầu người mua và người bán phải căn cứ vào yêu cầu giá trị, phải thực hiện nguyên tắc đúng giá hay nguyên tắc mua bán đúng giá trị.

b. Tác dụng của qui luật giá trị
- Thông qua sự lên xuống của giá cả, QLGT có tác dụng điều tiết SX, lưu thông và tiêu dùng.
+ Điều tiết SX tức là điều hòa, phân phối các yếu tố sản xuất giữa các ngành các lĩnh vực của nề kinh tế.
+ điều tiết lưu thông là làm cho HH lưu chuyển từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao. Như vậy QLGT cũng tham gia vào phân phối các nguồn hàng hóa cho hợp lý hơn giữa các vùng.
+ Điều tiết tiêu dùng những mặt hàng có giá trị cao thời điểm trước sẽ ít được tiêu dùng, những mặt hàng có giá cả thấp sẽ được tiêu dùng nhiều hơn.
- Kích thích cải tiến KT hợp lý hóa SX tăng năng xuất lao động hạ giá thành SP.
- Phân hóa những người SXHH thành người giàu, người nghèo làm xuất hiện QHSX TBCN.

Như vậy QLGT có tác động tích cực và cả tiêu cực đối với nền SXHH:
- Tích cực là đào thải cái lạc hậu lỗi thời kích thích sự phát triển của KHKT của LLSX.
- Tiêu cực là phân hóa những người SX thành kẻ giàu, người nghèo. Đây là 1 trong những nguyên nhân làm xuất hiện QHSX TBCN và là CS ra đời củaCNTB.

4. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng lượng giá trị của hàng hóa
- Giá trị của hàng hóa có 2 mặt: mặt chất và mặt lượng. Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người SXHH kết tinh trong HH. Còn lượng của giá trị là lượng LĐ hao phí để SX ra HH. Được đo bằng thời gian lao động để SX ra HH tính bằng ngày, giờ, phút, giây. Lượng giá trị của HH không tính bằng thời gian LĐ cá biệt mà bằng thời gian LĐ XH cần thiết.
- Thời gian LĐXH cần thiết là thời gian để SX ra 1 giá trị sử dụng nào đó trong điều kiện SX bình thường, trình độ KT và cường độ LĐ trung bình trong XH. Thông thường thời gian LĐ XH cần thiết để SX ra 1 loại hàng hóa gần sát với thời gian LĐ cá biệt của những người SX ra đại đa số loại HH đó trên thị trường. Thời gian LĐ XH cần thiết là 1 đại lượng không cố định nên giá trị của HH cũng là 1 đại lượng không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều nhân tố:
+ Năng suất LĐ: là nguồn lực SX của người LĐ được đó bằng lượng SP SX ra trong 1 đơn vị thời gian (ĐVTG) hoặc số lượng thời gian LĐ hao phí để SX ra 1 đơn vị SP. Giá trị hàng hóa trao đổi tỉ lệ nghịch với NSLĐ. NSLĐ phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật của người LĐ, PP tổ chức LĐ, mức trang bị KT cho người LĐ và các điều kiện tự nhiên. Tăng NSLĐ là tăng ĐVSP trên 1 ĐVTG, hay giảm thời gian chế tạo ra 1 ĐVSP. NSLĐ phát triển làm cho lượng giá trị trên 1 ĐVSP giảm nhưng tổng sản lượng giá trị trong 1 ĐVTG không đổi.
+ Cường độ lao động nói lên mức độ hao phí sức LĐ trong 1 ĐVTG. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của LĐ. Tăng cường độ LĐ là tăng mức độ khẩn trương của LĐ do đó hao phí LĐ trong 1 ĐVTG sẽ tăng lên. Tăng cường độ LĐ cũng đồng nghĩa với kéo dài TG LĐ làm cho số lượng SP được tạo ra trong 1 ĐVTG tăng lên. Do đó tổng số giá trị gia tăng, nhưng lượng giá trị trên 1 ĐVSP không đổi.

5. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân (tại sao, những điều kiện)
a. Những khái niệm:
- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – LêNin: Giai cấp công nhân (GCCN) đều là con đẻ của nền đại CN TBCN. Giai cấp đại biểu cho LLSX tiên tiến, cho PTSX hiện đại.
- Quan điểm hiện nay về GCCN:
+ GCCN là 1 tập đoàn XH ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền CN hiện đại với nhịp độ phát triển của LLSX có tính chất XH hóa ngày càng cao.
+ Là LLLĐ cơ bản tiên tiến trong ac1c qui trình công nghệ, dịch vụ, công nghiệp trực tiếp / gián tiếp tham gia vào quá trình SX, tái SX ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ XH.
+ Là đại biểu cho LLSX và PTSX tiên tiến trong thời đại ngày nay.

b. Nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN:
Xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Giải phóng GCCN nhân danh LĐ và toàn thể nhân loại thoát khỏi mọi sự áp bức bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng XH cộng sản chủ nghĩa văn minh.

c. Những nhân tố chủ quan quyết định sứ mệnh lịch sử của GCCN:
- Nhân tố chủ quan: phải có sự lãnh đạo của ĐCS và ĐCS phải trên cơ sở của CN Mác – LêNin soi sáng thì GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lý luận về vai trò sứ mệnh lịch sử của mình mà ĐCS là sự kết hợp của CN Mác – LêNin và phong trào công nhân.
- CN Mác – LêNin: Đội tiền phong của GCCN này phải được soi sáng bằng CN Mác LêNin, không có CN Mác – LêNin thì ĐCS này không phải là ĐCS chân chính.

d. Những điều kiện khách quan:
- Do những đđ chính trị của GCCN qui định.
+ GCCN là giai cấp tiên tiến I thời đại ngày nay là giai cấp được trang bị lý luận khoa học cách mạng và cũng là giai cấp tiên phong trong mọi phong trào cách mạng.
+ Có tính chất cách mạng triệt để I so với các giai cấp khác bởi vì họ là những người lao động và cũng là những người bị bóc lột.
+ Có ý thức tổ chức và kỷ luật cao I ( do giai cấp này được sự giác ngộ của CN Mác – LêNin, hình thành 1 giai cấp đoàn kết đấu tranh chống lại giai cấp TS).
+ Có bản chất quốc tế.
- Chính những đđ Chính trị XH của GCCN đã tạo đk cho GCCN thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, đk khách quan thứ 2 là do địa vị KTXH khách quan trong XH TBCN.

e. Sứ mệnh lịch sử của GCCN:
- GCCN là giai cấp gắn liền với LLSX tiên tiến I dưới CNTB với địa vị KTXH của họ, họ là lực lượng quyết định phá vỡ QHSX TBCN, xây dựng QHSX mới, PTSX mới cao hơn PTSX TBCN.
- GCCN là con đẻ của nền SXCN hiện đại, họ là người vận hành guồng máy SX tạo ra của cải cho XH. Nhưng họ lại là người bị bóc lột năng nề nhất. Vì vậy họ là giai cấp CM triệt để I chống áp bức bất công.

6. Tôn giáo
a. Bản chất nguồn gốc của tôn giáo.
- Khái niệm:
Là hệ thống những quan niệm tính ngưỡng sùng bái 1 hay nhiều vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.
- Bản chất của tôn giáo:
Tôn giáo là 1 hình thái ý thức XH phản ánh 1 cách hoang đường, hư áo, sai lệch hiện thực khách quan bằng những lực lượng siêu nhiên vào đầu óc con người.

b. Nguồn gốc của tôn giáo.
- Nguồn gốc về KTXH:
Sự bần cùng về KT, áp bức về CT, nỗi tuyệt vọng, bất lực trước những bất công của XH là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức:
Trình độ nhận thức của con người hạn chế đã dẫn đến sự thừa nhận có 1 lực lượng siêu nhiên và thần thánh hóa lực lượng siêu nhiên đó.
- Nguồn gốc tâm lý tình cảm:
Những tính cảm tiêu cực củ con người như sợ hãi, tuyệt vọng, cô đơn, buồn chán cũng tạo ra 1 số người lòng tính ngưỡng tôn giáo.
=> Tóm lại nguồn gốc nhận thức tâm lý là tiền đề đk để hình thành ý thức tôn giáo và khả năng biến thành hiện thực khi có những đk KTXH nhất định. Đây là nhân tố quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc xuất hiện tôn giáo.

c. Tính chất của tôn giáo:
* Tôn giáo mang tính lịch sử:
Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài nhưng nó chỉ là 1 phạm trù lịch sử( Được sinh ra, tồn tại và mất đi ). Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người mà nó chỉ xuất hiện khi khả năng nhận thức của con người đặt tới 1 mức độ nhận thức I định. Đến 1 giai đoạn lịch sử khi những nguồn gốc sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khi KH giúp con người nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự nhiên XH thì tôn giáo sẽ mất dần vị trí của nó trong đời sống XH.

* Tôn giáo mang tính chất thuần chủng:
Do tôn giáo phản anh nhu cầu giải phóng hạnh phúc của con người, cho con người hướng thiện, có ý nghĩa nhân văn, nhân đạo. Vì vậy tôn giáo đi vào quần chúng 1 cách nhanh chóng.

* Tôn giáo mang tính chất chính trị:
- Trong XH chưa có giai cấp, tôn giáo chỉ thể hiện niềm tin bản năng của con người, không gắn liền với lợi ích của KTXH.
- Trong XH có giao cấp, tôn giáo mang tính chất chính trị:
+ Tôn giáo nào cũng có xu hướng phản ánh nhu cầu, khát vọng, sự phản kháng của quần chúng đối với chế độ áp bức bóc lột.
+ Giai cấp bóc lột lợi dụng tôn giáo để xoa dịu tinh thần quần chúng nhân dân.
+ 1 số người lợi dụng tôn giáo, lấy tôn giáo là công cụ thực hiện mục đích CT.

d. Tôn giáo dưới chế độ XHCN:
Dưới chế độ XHCN tôn giáo vẫn còn tồn tại và tồn tại lâu dài.
5 nguyên nhân:
- Bản thân CNXH vẫn chưa có khả năng khắc phục triệt để ngay 1 lúc các nguồn gốc làm phát sinh và duy trì sự tồn tại của tôn giáo.
- Sự phát triển của KHKT và CN mới có những tiến bộ và những tiêu cực đã dẩy con người ta đến với tôn giáo.
- Trật tự TG đang có sự xáo trộn khó định trước, khủng hoảng niềm tin về mô hình XH tương lai.
- Các thế lực phản động trong và ngoài nước chưa từ bỏ âm mưu lợi dụng tôn giáo để chống phá CNXH.
- Mặc dù tôn giáo có những tiêu cực nhưng có những yếu tố phù hợp với XH như đạo đức, hướng thiện,… Vì thế tôn giáo vẫn có vai trò chi phối trong đạo đức của con người, hơn nữa sinh hoạt tôn giáo còn có khả năng đáp ứng nhu cầu tinh thần của 1 bộ phận quần chúng nhân dân ở một mức độ I định. Tôn giáo có liên quan đến qui luật tình cảm và số phận của từng cá nhân do những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi tác động.

e. Giải quyết vấn đề tôn giáo trong XHCN:
- Phải khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo.
- Phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng của nhân dân.
- Thực hiện đại đoàn kết những người theo / không theo 1 tôn giáo nào.
- Phân biệt rõ 2 mặt chính trị và tư tưởng trong vđ tôn giáo.
ps: do bạn Huỳnh Thị Thu Trang soạn thay mặt lớp mình cảm ơn bạn nhiều
Về Đầu Trang Go down
https://ltc3.forumvi.com
duynamk7

duynamk7


Tổng số bài gửi : 4
Join date : 18/10/2011
Age : 30
Đến từ : Tam Phước

Đề cương ôn thi môn chính trị Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Đề cương ôn thi môn chính trị   Đề cương ôn thi môn chính trị EmptySun Oct 30, 2011 6:26 pm

Hay wá anh Thi ơj! Kaka
Về Đầu Trang Go down
 
Đề cương ôn thi môn chính trị
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tài liệu môn Vật lý đại cương A1
» XIN ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LINUX
» Xin đề cương ôn thi DVM Linux
» Đề cương kiên trúc máy tính
» Đề cương ôn thi Kiến Trúc Máy Tính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp LTC3 :: CHIA SẼ :: ĐỀ CƯƠNG-
Chuyển đến